Nghệ thuật chạy deadline: Thảnh thơi mà không “tả tơi”

27 tháng 08 năm 2022

Một kỳ học mới đã chính thức bắt đầu đối với các UEH-er cùng với niềm háo hức khi được quay lại trường, gặp gỡ bạn bè, thầy cô và sẵn sàng trải nghiệm những môn học mới và những hoạt động vô cùng thú vị khác. Nhưng bạn biết không, mùa tựu trường cũng chính là mùa chạy deadline đấy. Đừng vội hoảng sợ, hãy cùng UEH khám phá những điều thú vị về nỗi ám ảnh mang tên “deadline” của sinh viên và cách để vượt qua chúng một cách thảnh thơi mà không “tả tơi” nhé!

Đặc sản của sinh viên, bạn đã từng thử?

tài xỉu online

Tích tắc, tích tắc, sắp tới deadline rồi, phải làm sao đây??? (Nguồn: Pinterest)

Giá như có thêm chút thời gian nữa để sẽ hoàn thành dự án?

Giá như mai mới đến hạn nộp tiểu luận?

Giá như một ngày có nhiều hơn 24 tiếng?

Deadline đến rồi, làm sao hoàn thành?

Có lẽ trong suốt những năm tháng sinh viên đã đôi lần bạn phải thốt lên rằng “giá như” và mong rằng sẽ có một phép màu để hôm nay không phải là deadline. Chúng ta vẫn thường tiếc nuối như vậy khi không hoàn thành deadline hoặc rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Vậy deadline là gì mà sinh viên nào cũng sợ? Hiểu một cách đơn giản, deadline được hiểu là hạn cuối để làm một công việc nào đó, đôi khi nó cũng được hiểu như một danh từ để chỉ một công việc cần phải được hoàn thành.

Deadline có lẽ là một trong những “đặc sản” không thể thiếu của biết bao thế hệ sinh viên. Nó dường như mang trong mình một sức mạnh vô hình mà ta không thể nhìn thấu được. Deadline có thể khiến một bài báo cáo lẽ ra phải hoàn thành trong 3 ngày, bỗng dưng có thể hoàn thành trong một giờ. Deadline có thể khiến một UEH-er xinh tươi, rạng rỡ với đôi mắt long lanh sáng ngời, thành một UEH-er “rũ rượi” cùng quầng mắt thâm. Deadline cũng có thể khiến đồng hồ sinh học trong bạn thay đổi chóng mặt khi có giấc ngủ đầu tiên trong ngày lúc 6h sáng. Deadline có thể khiến tình bạn gắn kết như keo 502 nhưng cũng có thể khiến tình bạn vỡ tan như bong bóng nước. Dù có thiên biến vạn hóa khó lường cũng không thể phủ định rằng deadline chính là một “đặc sản” không thể thiếu với những gia vị mặn mòi, điểm tô nên những kỷ niệm khó quên của thời sinh viên.

Deadline xấu hay tốt?

tài xỉu online

Deadline không “xấu” như chúng ta nghĩ (Nguồn: Freepik)

Nếu bạn cảm thấy sợ hay ghét deadline thì bạn không cô đơn, vì có lẽ đây là tâm lý chung của rất nhiều người. Một số người có suy nghĩ deadline không giúp ích gì cho công việc, chỉ là cách bắt chước người khác đề ra nhiệm vụ rồi không hoàn thành đúng hạn. Hay việc một deadline tạo ra sự áp lực về thời gian cũng khiến nhiều người có xu hướng “ghét” thậm chí là “sợ” deadline. Nhưng xem xét ở nhiều khía cạnh thì deadline tạo ra những lợi ích không hề nhỏ mà bạn chưa chắc đã ngờ tới.

Bất cứ công cụ nào cũng có những chức năng hữu dụng nhất định và deadline cũng vậy. Nhờ nó mà mục tiêu bạn đề ra sẽ được thực hiện đúng dự định, kế hoạch một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với người nắm giữ vai trò quản lý như lớp trưởng, nhóm trưởng… deadline được xem là một công cụ tâm lý hữu ích vừa thúc đẩy hiệu quả làm việc của các thành viên, vừa đánh giá được kết quả hoàn thành công việc của họ. Đồng thời, nó cũng giúp tạo ra sự tin tưởng về kết quả công việc mà chúng ta thực hiện.

Nếu chạy deadline là một nghệ thuật, UEH-er chính là nghệ sĩ

Vì né tránh deadline là một điều không khả thi nên hãy cùng DSA khám phá 5 bí kíp để các UEH-er có thể trở thành một "nghệ sĩ" ở bộ môn "nghệ thuật chạy deadline" trong học kỳ mới này nhé.

Dài ngắn - Ngắn dài: đặt deadline sao cho hiệu quả

Đố bạn biết đâu là deadline thường xuyên được giới trẻ đặt ra nhất? Câu trả lời chính là “ngày mai”. Bài tập này để ngày mai làm, từ ngày mai mình sẽ bắt đầu học tiếng Anh…, “việc hôm nay cứ để ngày mai” có lẽ đã dần trở thành một thói quen khó bỏ của một số bạn trẻ. Việc đưa ra thời hạn thực hiện một công việc có vai trò rất quan trọng. Một deadline được đặt ra trong thời gian dài hay ngắn đều có những tác động tích cực và tiêu cực riêng. Theo Định luật Parkinson: “Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó”. Một deadline được đặt trong thời gian quá dài khiến chúng ta có xu hướng dàn trải công việc cho toàn bộ thời gian đó. Đôi khi bạn có cả tuần để học bài cho kỳ thi, nhưng thường bạn chỉ dùng vài ngày cuối thậm chí là đêm cuối để ôn tập.

tài xỉu online

Thời hạn dài hay ngắn của một deadline quyết định tính hiệu quả của nó

Vậy còn nếu deadline quá ngắn thì sao? Nếu một deadline cần tốn nhiều thời gian nhưng lại được yêu cầu thực hiện trong thời gian quá ngắn thì bắt buộc phải làm thêm giờ, gác lại các công việc khác để tập trung toàn bộ vào nó. Sự áp lực về mặt thời gian đôi khi còn là nguyên nhân làm giảm hiệu suất, chất lượng công việc của bạn.

Một deadline cần được cân nhắc thời gian thực hiện dài - ngắn dựa trên nhiều yếu tố như nguồn lực, tính khả thi, mức độ ưu tiên, sự ảnh hưởng đến các công việc khác…Mỗi chúng ta cần cẩn thận trong việc đặt ra những deadline để tránh lãng phí thời gian cho một công việc hay bị “ngộp” trong trong bể deadline. Một trong những cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này là trau dồi cho bản thân kỹ năng lập kế hoạch - một trong những kỹ năng quan trọng cho những người trẻ bận rộn và đa nhiệm trong cuộc sống hiện đại, để “làm trùm” kĩ năng này hãy tham khảo ngay bài viết Kỹ năng lập kế hoạch - Chìa khóa để thành công nhé.

Chia task “nhỏ nhỏ” để đạt kết quả “to to”
Nếu bạn đang phải đối mặt với những deadline có độ phức tạp cao nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy hít một hơi thật sâu, nở một nụ cười thật lạc quan và áp dụng cách chia nhỏ công việc lớn thành các đầu việc nhỏ hơn. Việc chia nhỏ deadline giống như một cách đánh lừa não bộ rằng các công việc đều có thể dễ dàng hình dung và hoàn thành, bạn cũng sẽ tránh khỏi cảm giác bế tắc khi không thể xác định cần làm việc nào trước, việc nào sau. Bên cạnh chia nhỏ nhiệm vụ thì bạn cũng cần xác định mức độ quan trọng của đầu việc, tốt nhất là đưa ra tiêu chí từ quan trọng đến rất cấp thiết. Ưu tiên các mục cấp thiết trước hoàn tất ngay tránh ảnh hưởng đến cả bản kế hoạch. Khi đã có các đầu việc rõ ràng cùng thời hạn hoàn thành cụ thể, hãy bắt tay vào làm thôi.
Chuẩn bị kế hoạch dự phòng để không “lòng vòng”
Hãy tập cho bản thân một thói quen luôn có những kế hoạch A, B, C dự phòng vì trong công việc không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ, có các nhiệm vụ khác được đan xen gấp gáp hơn. Do đó, hãy dự kiến thời gian để hoàn thành deadline an toàn là 80% còn 20% sẽ là thời gian dự trù. Một sự chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến những kết quả tốt, vì vậy đừng quên xây dựng cho bản thân nhiều kế hoạch dự phòng khi bắt đầu bất cứ công việc nào nhé.
Bật tín hiệu “ét ô ét” để được giải cứu
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là biểu hiện của sự phụ thuộc, yếu kém, không thông minh. Trái lại, cách bạn nhờ người khác giúp đỡ còn là một nghệ thuật sống đấy. Khi bạn cảm thấy quá sức, cạn kiệt ý tưởng, phân vân giữa các lựa chọn, cách giải quyết vấn đề thì đó chính là lúc bạn nên ngỏ lời nhờ giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên. Bàn luận, cùng giải quyết với người khác giúp bạn hiểu vấn đề đa chiều hơn, linh hoạt hơn trong cách giải quyết vấn đề và cực kỳ tiết kiệm thời gian.
tài xỉu online

Chạy deadline một mình không hề vui chúng ta không nên chạy deadline một mình

Thậm chí khi không thể hoàn thành deadline đúng thời hạn, hãy dũng cảm và trung thực thông báo với những người có liên quan. Thay vì viện ra 1001 lý do, hãy giải thích vấn đề bạn đang gặp phải và đề xuất những giải pháp, chắc chắn đối phương sẽ thông cảm và nhiệt tình giúp đỡ bạn. Tinh thần trách nhiệm không chỉ giúp bạn đỡ áy náy mà còn giúp bạn không có cơ hội để trễ deadline lần hai. Đặc biệt, khi làm việc trong một nhóm hay cộng đồng, đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn của bạn với đồng đội để cùng nhau giải quyết vấn đề. Đôi khi việc đó sẽ khiến mối quan hệ trở nên khăng khít hơn vì lòng tin giữa hai bên đã được hình thành.

Chậm lại một bước để tiến xa vạn dặm

Nếu bạn đã và đang trải qua một chuỗi ngày dài vất vả vì deadline, đang đấu tranh giữa tiếp tục hay từ bỏ, và sắp bị nhấn chìm bởi vũng bùn áp lực, thì hãy đi chậm lại một chút. Đi chậm để nhìn nhận, đánh giá lại cách làm việc của bản thân đã hiệu quả hay chưa, bạn đã đạt được những thành quả nào và còn những đầu việc nào cần phải được thực hiện tiếp theo. Việc thiết lập cho bản thân các tiêu chí đánh giá hoàn thành deadline có thể là một biện pháp hữu ích khi bạn rơi vào cảm giác luôn cảm thấy không hài lòng với những gì mình đã làm được. Bộ tiêu chí này có thể giúp bạn xác định rõ deadline này đã thực sự được hoàn thành hay chưa và nó có đáp ứng được kết quả bạn mong đợi hay không.

Đồng thời, hãy dừng so sánh với công việc của bất kỳ ai, dừng việc giết thời gian cho mạng xã hội, dừng cả việc than vãn về deadline với người khác. Tạm gác lại các deadline và để bản thân thoát khỏi 4 vách tường. Bác sĩ Eva M. Selhub tại Harvard, đồng tác giả của cuốn sách Your Brain on Nature, nói rằng một “giọt” thiên nhiên có tác dụng tương đương một giọt morphine với bộ não, nó kích thích tế bào thần kinh khen thưởng, giảm nồng độ cortisol gây căng thẳng, hạ nhịp tim và huyết áp, thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Vậy nên bạn có thể dành khoảng 30-60 phút mỗi ngày đi ra ngoài,  tập thể dục, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc cùng để cải thiện sức khoẻ cả thể chất và tinh thần nhé.

tài xỉu online

Để hoạt động một cách năng suất và hiệu quả bộ não cần phải được thư giãn

Khi đã tìm được động lực, lấy lại được tinh thần hãy tiếp tục, tiếp tục dốc toàn tâm toàn lực để chinh phục, tiếp tục chăm chỉ, quyết tâm hoàn thành deadline dù có vất vả như thế nào đi chăng nữa. Tất cả mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp và bạn sẽ cảm thấy tự hào vì bản thân đã không bỏ cuộc.

Deadline à, chuyện nhỏ thôi!

Deadline đôi khi thật đáng ghét, đôi khi lại thật thú vị, khi thì khiến con người ta “say sẩm mặt mày” khi lại khiến người ta thấy rõ sự nỗ lực, phát triển của bản thân và thật vui sướng, tự hào khi hoàn thành xuất sắc một deadline nào đó. Vì còn học tập, làm việc là còn phải đối mặt với những deadline, thế nên thay vì ghét bỏ hãy chấp nhận chúng như một phần của cuộc sống và tiếp nhận deadline với một tâm thế lạc quan nhất. DSA hy vọng với những bí kíp ở trên bạn sẽ cảm thấy deadline chỉ là chuyện nhỏ thôi. Chúc các UEHer có một mùa “chạy deadline” thật năng suất nhé!

Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học

Nguồn bài viết:

 

 

 

 

Chia sẻ