[Podcast] Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Thông Tin, Dữ Liệu Tài Nguyên Và Môi Trường – Kỳ 1

Sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) với thống nhất mục tiêu, cam kết giảm phát thải sạch về bằng “0” vào năm 2050, vài năm trở lại đây, các quốc gia đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế môi trường, trong đó có khía cạnh chia sẻ và khai thác dữ liệu tài nguyên, môi trường hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về “Bảo hộ quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường” đã được ra đời nhằm tìm hiểu những quy định và chính sách hiện hành về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tại Việt Nam, từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dữ liệu nói chung và thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường nói riêng, đặc biệt là trên môi trường số.

[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, khái niệm "kinh tế" không chỉ được kì vọng sẽ đi đôi cùng “phát triển” mà ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với khái niệm "bền vững" và "xanh". Cũng vì thế mà việc quản lý nguồn nhân lực xanh (GHRM) đã trở thành một chiến lược kinh doanh chủ chốt đối với các tổ chức. Nhận thấy tầm quan trọng của chủ đề này, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã nghiên cứu và đánh giá toàn diện về các yếu tố tác động đến việc quản lý nguồn nhân lực xanh trong môi trường đại học, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể cho các tổ chức và Chính phủ.

[Podcast] Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 - 2018

Nhằm đánh giá chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2021 thông qua việc đo lường mức độ phát thải khí CO2, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện chủ đề nghiên cứu “Tác động của các chỉ số kinh tế xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2018”. Đây cũng là nền tảng để có thể nghiên cứu và phát triển chính sách phát triển bền vững tại Việt Nam.

[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 2: Ứng Dụng Mô Hình Tiếp Cận Chức Năng Trong Luật Hóa Quyền Đối Với Dữ Liệu Và Một Số Gợi Mở Cho Việt Nam

Qua việc giới thiệu cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn của mô hình tiếp cận chức năng đối với pháp luật dữ liệu ở kỳ 1, nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất một số định hướng để giải quyết các hạn chế và đưa ra một số hàm ý đồng bộ hóa hệ thống pháp luật trong chiến lược lập pháp của Việt Nam trong thời gian tới.

UEH Green Campus: Nghiên cứu giải quyết vấn đề cùng Living Lab - UEH Green Campus: Nhìn lại 2023 và khởi động hành trình 2024 đầy hứa hẹn

Dự án UEH Green Campus hoạt động theo mô hình Living Lab, cung cấp một môi trường thực nghiệm để học tập, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp xanh để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. 71 công trình nghiên cứu về chủ đề bền vững do chính các sinh viên UEH thực hiện trong năm 2023 chính là sản phẩm hiệu quả cho các tiếp cận mới mẻ này.

[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới

Trước sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới dựa trên cung ứng dịch vụ qua mạng, dữ liệu số trở thành nguồn tài nguyên “mới”, việc khai thác và phát huy hợp lý giá trị của dữ liệu sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Tuy nhiên, các quy định phân tán và sự thiên lệch sang phương thức kiểm soát đã đặt ra nhiều hạn chế cho việc trao quyền cho chủ thể kinh doanh. Bài viết do nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ thảo luận những thách thức vừa nêu và đề xuất một tiếp cận mới nhằm cân bằng quyền lợi của các bên.

Hội thảo UEH - World Bank “Thúc đẩy Tăng trưởng xanh và mô hình khí hậu ở Việt Nam”

Vào ngày 6-7/5/2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề "Green Growth & Climate Modelling in Vietnam". Sự kiện này được tổ chức kết hợp trực tiếp tại UEH và trực tuyến dành cho các báo cáo viên quốc tế và đại biểu tham dự từ Hà Nội. Hội thảo đã quy tụ hơn 50 đại biểu từ các đơn vị nghiên cứu ở TP. HCM, Cần Thơ và Hà Nội, tham gia chia sẻ kiến thức và thảo luận các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

[Podcast] Mối Quan Hệ Giữa Trí Tuệ Cảm Xúc Và Sự Cam Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Với Tổ Chức

Trí tuệ cảm xúc (EI) là một trong những chỉ số thông minh và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một con người trong cuộc sống lẫn công việc. Nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã vận dụng các lý thuyết liên quan đến EI để nghiên cứu thực tiễn về tình hình năng lực trí tuệ cảm xúc và kiểm định mối quan hệ của EI với sự cam kết tổ chức của nhân viên ngân hàng tại Vĩnh Long bằng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị giúp các nhà lãnh đạo cải thiện năng lực EI và nâng cao sự cam kết với tổ chức của các nhân viên ngân hàng.