Bảo đảm hệ thống và bảo mật dữ liệu: Chốt an toàn trong chuyển đổi số

20 tháng 05 năm 2024

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng số hóa, việc bảo đảm hệ thống và bảo mật dữ liệu chính là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp!

Các tổ chức và chuyên gia an toàn thông tin đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ tăng cường tấn công mạng toàn cầu vào năm 2024, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tiếp cận lỗ hổng bảo mật. Tại Việt Nam, từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, nhiều cuộc tấn công mạng nghiêm trọng đã gây tổn thất đáng kể. Báo cáo tổng kết tình hình An ninh mạng Việt Nam năm 2023 của Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc Gia Việt Nam (NCS) đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam trong năm 2023, với các mục tiêu chính là cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.

Theo TS. Thái Kim Phụng - Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ và Thiết kế UEH (CTD): “Hệ thống thông tin là “trái tim” và dữ liệu là “tài sản” quý giá của mọi doanh nghiệp. Việc đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, linh hoạt và hiệu quả là chìa khóa để nâng cao năng suất, cải thiện dịch vụ và tạo ra lợi ích cạnh tranh. Và việc đảm bảo an toàn cho hệ thống và dữ liệu là điều tiên quyết. Chúng ta cần xây dựng các chiến lược bảo mật toàn diện, đào tạo nhân viên về an ninh thông tin và áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để đối phó với các mối đe dọa ngày càng phức tạp. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận Công nghệ thông tin mà còn là trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp. Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để xây dựng một môi trường an toàn, tin cậy và phát triển bền vững trong cuộc chuyển đổi số của mình”.

tài xỉu online

TS. Thái Kim Phụng phát biểu khai mạc tọa đàm

Với tính cấp thiết như vậy, tọa đàm “Bảo đảm hệ thống và bảo mật dữ liệu: Chốt an toàn trong chuyển đổi số” đã được tổ chức vào sáng ngày 18/5/2024 với sự phối hợp của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và Hiệp Hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), thu hút gần 200 khách mời đến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cựu sinh viên và sinh viên UEH tham dự.

tài xỉu online

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tại đây, ông Mamoru Seki - Chủ tịch Công ty AGEST Vietnam, chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng tại Nhật Bản đã đưa ra những cảnh báo đáng lo ngại về mã độc Ransomware - một loại phần mềm độc hại (Malicious Software) hay còn gọi là chương trình độc hại đòi tiền chuộc. Ransomware hạn chế quyền truy cập của người dùng bằng cách khóa máy tính hoặc máy chủ bị nhiễm hoặc mã hóa các tệp, sau đó yêu cầu thanh toán tiền chuộc để lấy lại mọi thứ. Ngoài ra, nó còn lây nhiễm sang các thiết bị và hệ thống khác liền kề với thiết bị bị nhiễm. Hiện nay, Ransomware đã được xem như một thị trường tội phạm an ninh mạng, do đó mức độ nguy hiểm đã nâng lên một tầm cao mới, gây nguy cơ rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp!

tài xỉu online

Ông Mamoru Seki đưa ra những cảnh báo về mã độc Ransomware

TS. Võ Văn Khang - Phó Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam cũng cho biết, thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt Nam trong năm 2023 là 17,3 nghìn tỷ đồng (theo Bkav), và gần 60 ngàn cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền Ransomware nhắm vào Việt Nam (Kaspersky). Trong khi dữ liệu được ví như trái tim của chuyển đổi số và một trong những tài nguyên quan trọng nhất của kinh tế số, thì hiện nay hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam thực hiện khảo sát cho biết đầu tư cho an toàn thông tin của họ chưa đến 5% tổng mức đầu tư trong công nghệ thông tin!

tài xỉu online

TS. Võ Văn Khang cho biết mức đầu tư cho an toàn thông tin của doanh nghiệp hiện nay còn khá thấp

Bên cạnh đó, TS. Ngô Tấn Vũ Khanh - Giám đốc Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông, kiêm Giám đốc Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin - Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cũng đã có những cảnh báo về việc tấn công hệ thống AI. Theo đó, các nhà nghiên cứu về thị giác máy tính đang cố gắng ngăn chặn những tấn công được thiết kế nhằm phá vỡ hệ thống AI, hoặc khai thác các lỗ hổng thông qua chính hệ thống AI. Bằng cách phát hiện cách hệ thống AI hoạt động, tin tặc có thể thêm dữ liệu gây nhầm lẫn (các mẫu đối nghịch và nhiễm độc dữ liệu) hệ thống, khiến hệ thống xác định nhầm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu hàng đầu thừa nhận rằng, họ không thực sự có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự phá hoại này.

tài xỉu online

TS. Ngô Tấn Vũ Khanh chia sẻ về những cuộc tấn công vào hệ thống AI của hackers hiện nay

Có thể thấy rằng, các tổ chức và doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với rất nhiều rủi ro về an ninh mạng. Đây không phải là một “cuộc chiến” ngắn hạn, vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải chủ động trang bị kiến thức và sẵn sàng đầu tư cho việc bảo đảm hệ thống và bảo mật dữ liệu - yếu tố sống còn trong nền kinh tế số hiện nay!

tài xỉu online

Các chuyên gia thảo luận về những giải pháp bảo đảm hệ thống và bảo mật dữ liệu

Buổi tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, mang đến những những góc nhìn, kiến thức và kinh nghiệm phòng chống xâm nhập bất hợp pháp, bảo đảm an toàn hạ tầng công nghệ thông tin và bảo vệ dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực thuộc khuôn khổ chương trình “Kết nối cộng đồng – Lan tỏa tri thức – Hành động bền vững” được UEH triển khai trong những năm qua nhằm mục tiêu lan tỏa những giá trị tri thức để giải quyết vấn đề của xã hội, vì sự phát triển bền vững.

Một số hình ảnh khác tại tọa đàm:

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

Tin, ảnh: Phòng Marketing - Truyền thông

Chia sẻ