Sinh viên UEH cùng tìm hiểu về Nhạc cụ Dân tộc - Việt Du Niên Ký 2021

29 tháng 10 năm 2021

Mong muốn truyền tải những hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam cho các bạn sinh viên UEH, Dự án thường niên tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam “Việt Du Niên Ký” đã được triển khai. Tháng 10 này, Đoàn - Hội Viện Du lịch UEH giới thiệu đến các bạn 03 video nằm trong chuỗi truyền thông Cầm - Ca của Chương trình triển lãm âm thanh online “Ngũ Vọng”. Các tác phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa nhạc cụ dân tộc truyền thống và cuộc hành trình du niên từ Bắc chí Nam qua những danh lam thắng cảnh độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam.

tài xỉu online
 
Lời tựa
Những nhạc cụ dân tộc Việt Nam thường dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hoà tấu,… ngoài ra còn dùng trong lễ hội, trong sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc. Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều nơi khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Các bạn trẻ hiện nay có lẽ sẽ biết đôi chút khái niệm về nhạc cụ dân tộc, những nhạc cụ đặc trưng, nhưng phần lớn vẫn sẽ quen thuộc hơn với các nhạc cụ phương Tây như piano, guitar, violin,... Những âm thanh của nhạc cụ dân tộc có thể sẽ bị lãng quên nếu không có sự giúp sức của chúng ta - sinh viên UEH nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung, những thế hệ trẻ sẽ đi cùng đất nước trong hiện tại và tương lai. Hãy cùng lắng nghe và cảm nhận những giai điệu được tạo ra từ những điều thiêng liêng mà bình dị nhất của quê hương Việt Nam trong chuỗi truyền thông “Cầm - Ca” của chương trình Việt du niên ký 2021 nhé! Dưới đây là 3 bài truyền thông về nhạc cụ gắn liền với các địa danh Việt Nam:
  • Video 1: Chúa kềnh - nghệ thuật khèn;
  • Video 2: Có một “giấc mơ Chapi” giữa lòng Ninh Thuận;
  • Video 3: Khúc đàn bầu.
CHÚA KỀNH - NGHỆ THUẬT KHÈN
Khèn là một nhạc cụ của người H’Mông, có cấu trúc được chia làm 4 phần. Phần thứ nhất là bầu khèn, được làm bằng gỗ cây thông mọc trên núi cao, phần tiếp theo là dây đai được làm từ vỏ cây đào rừng, sau đó là ống khèn được làm từ cây trúc mọc ở vùng núi cao và cuối cùng là lưỡi gà - một bộ phận quan trọng được làm từ đồng. Nói đơn giản, khèn là một nhạc cụ được ghép thành từ 6 ống sáo và các bộ phận khác.
 
tài xỉu online
Tiếng Khèn H’Mông đong đầy hồn người Raglai
Khèn mang ý nghĩa đặc biệt đối với người H’Mông, nó là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh. Có những thứ không thể nói bằng lời được thì người ta sẽ dùng tiếng khèn thay cho lời muốn nói. Bởi tiếng khèn là tinh thần của người H’Mông, là lời tiễn đưa người quá cố về với tổ tiên, là khúc nhạc nối nhịp yêu thương và tiếng khèn sẽ mãi là 1 phần làm nên văn hóa, truyền thống của dân tộc H’Mông.
 
Video Chúa Kềnh - Nghệ thuật Khèn
 
CÓ MỘT “GIẤC MƠ CHAPI” GIỮA LÒNG NINH THUẬN
Đàn Chapi là một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo gắn liền với người dân tộc Raglai. Tuy là dân tộc chiếm tỷ lệ thấp nhưng họ lại có đời sống văn hóa, văn nghệ dân gian vô cùng phong phú. Sự hiện diện của đàn Chapi chính là giấc mơ của những người nghèo, nhưng có tấm lòng rộng mở, phóng khoáng mang theo những niềm mơ ước đơn sơ, giản dị rằng ai cũng được nghe tiếng Chapi - âm thanh của núi rừng hoang sơ. 
 
tài xỉu online
Chammalé  u - Người níu giữ “Giấc mơ Chapi”
Ðồng bào Raglai ít biểu lộ tình cảm bằng lời lắm, bởi thế nên hay mượn đàn Chapi để cởi tấm lòng. Không ai có thể ký âm để lưu truyền, không mấy người có ước mơ xa lan tỏa Chapi, mà chỉ có "vài sợi dây đong đầy hồn người Raglai". Ðó là tiếng lòng, là tâm sự được rung lên mỗi ngày, cứ vậy mà nhớ, mà thương, mà khắc sâu trong dạ. Trong mỗi dịp dân làng ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, những người già lại kể về thời vàng son của cây đàn Chapi. Có lẽ Chapi là nhạc cụ đơn giản nhất nhưng có sức lan tỏa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai Ninh Thuận. 
 
Video Có một “giấc mơ Chapi” giữa lòng Ninh Thuận
 
KHÚC ĐÀN BẦU
Từ lâu, đàn bầu đã có vai trò quan trọng trong nghệ thuật hát xẩm, vào dàn nhạc chèo, cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ, ban nhạc Ngũ tuyệt ở Huế. Đàn bầu được xem là linh hồn, là tiếng nói của con người Việt Nam. Mặt đàn bằng gỗ cây ngô đồng, thành đàn làm bằng gỗ trắc và bầu đàn lấy từ quả bầu khô… Với hình ảnh nổi bật từ quả bầu mà tên gọi được bắt nguồn từ đó. 
 
tài xỉu online
Giai điệu tự hào: Trọng Tấn và Tùng Dương đưa "Tiếng đàn bầu" gắn với "Quê nhà"
Tiếng đàn bầu thiên về trữ tình, ngân nga, êm đềm, trải dài trong những tháng năm hào hùng của dân tộc và đất nước, không dừng lại ở đó, tiếng đàn bầu còn vươn xa hơn tới bạn bè trên thế giới. Mỗi khi xa quê nhà, dù ở bất kỳ đâu, khi nghe một tiếng đàn bầu chúng ta đều thấy lòng mình rộn lên một tình cảm sâu nặng với quê hương. Tiếng đàn bầu đưa chúng ta về bờ tre, gốc lúa, dòng sông con đò, cây đa bến nước và gợi lên biết bao những hoài niệm về tuổi thơ, về những nỗi vui buồn trong cuộc đời. 
 
Video Khúc đàn bầu
 
Lời kết
Âm nhạc Việt Nam mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua hàng ngàn năm, và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến nay. Và mỗi nhạc cụ đều có quá trình phát sinh, phát triển cùng với thời gian, chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa. Cuộc hành trình khám phá các nhạc cụ dân tộc sẽ không dừng lại ở đây bởi dải đất hình chữ S này vẫn còn rất nhiều nhạc cụ chờ chúng ta tìm hiểu và trải nghiệm. Nằm trong chuỗi hoạt động Văn hóa thưởng thức của UEH, chương trình hứa hẹn sẽ mang tới những hương vị thật đặc sắc, mang âm nhạc dân tộc đến các bạn sinh viên UEH thật nhẹ nhàng. Để không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về âm nhạc truyền thống và cuộc hành trình du niên online trên khắp lãnh thổ Việt Nam, các bạn hãy nhanh tay Like và Follow Fanpage Đoàn - Hội Viện Du lịch UEH cũng như Instagram viendulich.youth.ueh để cùng đón chờ các hoạt động tiếp theo của Triển lãm âm thanh online “Ngũ Vọng” nhé!
 
Tin, ảnh: Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên UEH
 
Chia sẻ