Bật mí những “bí mật” về Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết

28 tháng 03 năm 2022

Để có thể tiếp cận đến một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng Affiliate marketing như một hình thức để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. Từ đó, hoạt động này mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ muốn kiếm thêm thu nhập từ việc hợp tác với bên bán hàng, doanh nghiệp thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Theo tờ Tạp chí Công Thương, từ năm 2020 đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong giai đoạn bùng nổ CMCN 4.0, Affiliate marketing đã và đang đóng một vai trò quan trọng, là cầu nối giúp cho nhiều doanh nghiệp tìm đến khách hàng của mình.
Một Gen Z “chính hiệu”, tiếp xúc với mạng xã hội mỗi ngày, chúng ta có thể đã từng tham gia vào hoạt động Affiliate marketing với vai trò là một khách hàng. Mỗi lần bạn lướt Tiktok, Facebook Watch hay Instagram Story, sẽ có không ít những bài đăng mang tính review sản phẩm đi kèm với liên kết dẫn bạn tới website mua sản phẩm. Nếu bạn nhấp vào liên kết và tiến hàng đặt hàng thì chủ nhân bài đăng sẽ kiếm được một phần hoa hồng từ đơn hàng của bạn.
tài xỉu online
 
Affiliate marketing ngày càng trở nên phổ biến
(Ảnh: Tenten)
Mô hình Affiliate có thật sự là một hình thức dễ dàng để kiếm thêm thu nhập hay không? Hãy cùng theo dõi hết bài viết này để bật mí hết “bí mật” về Affiliate marketing nhé!
 
Affiliate marketing là gì?
Theo trang đầu tư tài chính Investopedia, Affiliate marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ, trong đó một công ty trả tiền cho bên thứ ba là những nhà xuất bản (Publisher) để tạo ra lượng truy cập dẫn đến sản phẩm/dịch vụ của công ty. Các nhà xuất bản sẽ nhận khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang của mình quản lý (website, fanpage, social network…) và thực hiện những hành động như: mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,... Khoản hoa hồng này sẽ khuyến khích họ quảng bá cho sản phẩm của công ty.
tài xỉu online
 
Affiliate marketing trở thành công cụ đắc lực cho những nhà cung cấp
(Ảnh: LPTECH)
 
Mô hình Affiliate marketing gồm những yếu tố nào?
Một mô hình Affiliate marketing để hoạt động cần 4 yếu tố chính như sau:
Nhà cung cấp (Advertiser): là những người có sản phẩm/dịch vụ và họ sẵn sàng trả tiền để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến với các khách hàng tiềm năng.
Nhà phân phối/đối tác (Publisher): là những cá nhân hoặc công ty thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm của nhà cung cấp thông qua các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram,...
Mạng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): là một bên trung gian tạo ra sự kết nối cho Advertiser và Publisher. Affiliate network sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật và là người giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho Publisher.
Khách hàng cuối cùng (End-user): Là những người mua sản phẩm/dịch vụ của Advertiser, được Publisher quảng cáo thông qua các kênh truyền thông của họ. Khách hàng cuối cùng là người trực tiếp nhìn thấy quảng cáo của Publisher và thực hiện hành động (mua hàng, điền thông tin,...).
tài xỉu online
Những yếu tố hình thành mô hình hoạt động của Affiliate marketing
(Ảnh: HTECOM)
 
Như vậy, một hoạt động Affiliate diễn ra không thể thiếu một trong bốn yếu tố trên. Nếu bạn yêu thích việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội và mong muốn kiếm thêm thu nhập từ nội dung của mình mà vẫn chủ động được thời gian học tập thì Affiliate marketing là lựa chọn “chuẩn không cần chỉnh”. Các bạn trẻ có thể tham gia vào mô hình này với vai trò là một Publisher và các bước thực hiện như thế nào cho hiệu quả sẽ được giới thiệu cho các bạn ở ngay sau đây nhé!
5 bước triển khai Affiliate marketing đơn giản dành cho các bạn sinh viên
Bước 1: Xác định thị trường ngách
Thị trường ngách là một phân khúc thị trường nhỏ, những sản phẩm/dịch vụ trong thị trường này sẽ tập trung kỹ hơn vào những khách hàng mục tiêu cụ thể. Khi xác định đúng ngách thị trường phù hợp với bản thân, bạn sẽ tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn quảng cáo. 
Nếu đang là sinh viên, bạn có thể lựa chọn thị trường ngách là bạn bè đồng trang lứa, những người đang đi học. Ở nhóm đối tượng này, bạn có thể hiểu rõ về hành vi tiêu dùng, tâm lý của khách hàng để giới thiệu đến họ những sản phẩm phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn nền tảng Affiliate phù hợp
Đây là bước quan trọng sau khi đã lựa chọn được thị trường ngách. Affiliate marketer nên lựa chọn nền tảng Affiliate uy tín và minh bạch để hợp tác. Sau đây là một số nền tảng được gợi ý:
Accesstrade: Nền tảng affiliate marketing tổng hợp. Trong nền tảng này có rất nhiều các mô hình affiliate marketing để lựa chọn. Hoa hồng rất đa dạng vì có rất nhiều loại sản phẩm.
Adflex CPO: Nền tảng affiliate mà chỉ cần khách hàng điền form là Publishers đã có hoa hồng. Hoa hồng ~200,000đ đến 400,000đ cho mỗi sản phẩm.
Shopee Affiliate Program: Nền tảng affiliate marketing từ trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam (Shopee). Với số lượng khách hàng đông đảo, Shopee là một trong những nền tảng Affiliate nổi tiếng nhất.
Bước 3: Lựa chọn sản phẩm
Khi lựa chọn sản phẩm để thực hiện các chiến dịch Affiliate, bạn cần chú ý đến thị trường ngách mà mình đã chọn ở bước 1. Bạn thử tìm hiểu xem phân khúc khách hàng của mình đang có nhu cầu cao cho những sản phẩm như thế nào, số tiền mà họ có thể chi trả là bao nhiêu,... Ngoài ra, bạn nên cân nhắc xem mình có phù hợp, có tự tin khi giới thiệu về sản phẩm đó hay không. Khi bạn tiếp thị đúng sản phẩm đến đúng đối tượng sẽ làm tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng và thu về nhiều “hoa hồng” hơn.
Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
Các câu hỏi có thể giúp bạn ở bước này có thể kể đến như: 
Chính sách thanh toán của nhà cung cấp như thế nào?
Mức hoa hồng là bao nhiêu?
Nhà cung cấp có những chính sách hỗ trợ như thế nào?
Bạn cần phải nghiên cứu kỹ để tìm ra những nhà cung cấp phù hợp, uy tín để cùng hợp tác.
Bước 5: Sáng tạo nội dung quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ
Khách hàng ngày càng kỹ tính khi đưa ra các quyết định mua cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ. Để có thể thuyết phục họ thành công, nội dung bạn truyền tải đến khách hàng phải thật chất lượng và hữu ích. Trong nội dung bạn mang đến, bạn cần nêu rõ những thông tin, tính năng chính của sản phẩm; làm nổi bật được những giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm. Các nền tảng có nội dung liên tục đổi mới, cập nhật như Tiktok, Facebook, Instagram,... cần nên “bắt trend” mỗi ngày để thông điệp của bạn bên cạnh chất lượng còn trở nên thu hút hơn.
Ưu, nhược điểm của hoạt động Affiliate và những điều chúng ta cần lưu ý
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thiết bị thông minh, người dùng mạng xã hội ngày tăng lên, khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp ngày một dễ dàng hơn. Affiliate marketing ra đời, giúp những nhà cung cấp quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với phân khúc khách hàng tiềm năng. Nó cũng giúp cho khách hàng dễ dàng tìm được đến sản phẩm họ đang có nhu cầu, dễ dàng tìm được trang web bán hàng uy tín chỉ qua cái nhấp chuột. 
Hình thức này còn thỏa mãn được khách hàng nhiều hơn khi họ có thể xem tìm hiểu được nhiều thông tin hơn, xem được nhiều đánh giá về sản phẩm hơn thông qua Publisher trước khi quyết định mua hàng. Đặc biệt hơn, Affiliate marketing không chỉ giúp nhiều bạn trẻ có thể kiếm thêm thu nhập tại nhà, linh hoạt thời gian học tập mà còn thỏa mãn đam mê sáng tạo nội dung trên các nền tảng social media.
Bên cạnh những ưu điểm mà Affiliate marketing mang đến, vẫn còn đó những nhược điểm đáng chú ý. Ngày càng có nhiều Affiliate marketer tham gia vào hoạt động này và lạm dụng nó để thu lợi cho cho bản thân mà quên đi sự phục vụ đối với  khách hàng. Họ nhận lời quảng bá sản phẩm cho những nhà cung cấp không uy tín, chất lượng sản phẩm không đúng với lời giới thiệu, tâng bốc quá mức các tính năng của sản phẩm,... khiến cho nhiều khách hàng mua rồi mới “vỡ lẽ”. Một vài cá nhân không uy tín như thế vô hình trung làm cho khách hàng mất đi niềm tin với những người làm Affiliate marketing trung thực.
Sau đây là những lưu ý mà các bạn Publisher cần cân nhắc khi tham gia vào hoạt động Affiliate marketing:
Lựa chọn những sản phẩm tốt, đến từ nhà cung cấp uy tín: Muốn có được lòng tin, sự yêu thích từ phân khúc khách hàng bạn đang phục vụ, bên cạnh giới thiệu đến họ những sản phẩm họ cần, bạn cũng nên giới thiệu những sản phẩm có chất lượng tốt. Khách hàng nào cũng mong muốn mua được thứ đồ tốt, tránh “tiền mất tật mang” nên sản phẩm bạn giới thiệu càng được lòng họ, họ sẽ trao niềm tin cho bạn ở những sản phẩm khác.
Sáng tạo nội dung theo xu hướng, chú trọng vào cung cấp thông tin: Bắt kịp xu hướng để tạo ra những nội dung thu hút người xem là điều mà bất kỳ nhà sáng tạo cũng cần, nhưng đừng quá chú trọng vào xu hướng mà bỏ qua chất lượng thông tin. Trong mỗi bài viết, mỗi video bạn có thể sử dụng những chất liệu thật “trendy” như âm nhạc, điệu nhảy để truyền tải thông tin một cách đầy đủ và hấp dẫn nhất đến người xem.
Kiên nhẫn khi mới bước chân vào nghề: Bất kỳ nghề nào cũng có cái khó riêng và Affiliate marketing cũng vậy. Ban đầu, có thể nội dung bạn đăng tải không tạo được ấn tượng với nhiều người xem, có thể bạn vẫn chưa tạo ra được lượt mua hàng nào cho nhà cung cấp, có thể thu nhập tháng đầu tiên bạn làm chỉ tròn trĩnh con số 0. Nhưng quá trình nào cũng cần sự mài dũa, bạn cần kiên nhẫn, chăm chỉ học hỏi mỗi ngày. Rút kinh nghiệm từ những bài đăng trước, nghiên cứu tâm lý của khách hàng, cập nhật xu hướng mỗi ngày, như vậy kết quả của bạn sẽ ngày càng được cải thiện.
Trên đây là tất tần tật những “bí mật” về Affiliate marketing. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những hiểu biết Affiliate marketing và cách kiếm được thu nhập từ nó.
 
Tài liệu tham khảo:
 Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học

 

Chia sẻ