Hội thảo khoa học: Luật Thương Mại Việt Nam trong thời kì hội nhập
22 tháng 11 năm 2021
Trong bối cảnh hội nhập, pháp luật thương mại Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều thách thức mới về định nghĩa, xử sự và thi hành. Sáng ngày 18/11, Trường tài xỉu online Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức buổi hội thảo “Luật thương mại Việt Nam trong thời kì hội nhập” với sự tham gia của các học giả, các giảng viên và các chuyên gia pháp lý.
Dù được tổ chức qua phương thức “hybrid”, hội thảo hân hạnh tiếp đón nhiều quý đại biểu và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý đến tham dự qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến thông qua nền tảng Cisco Webex.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng UEH đã phát biểu chào mừng các khách mời và đông đảo các nhà nghiên cứu đến tham gia hội thảo. Giáo sư chia sẻ: “Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức từ nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, những quy định của luật thương mại cần được nhìn nhận và nghiên cứu để góp phần tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ mới.”
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến thông qua nền tảng Cisco Webex
Hội thảo được chia làm hai phiên chính. Phiên thứ nhất do PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa - ĐH Fulbright Việt Nam, Nguyên Trưởng Khoa Luật, Thành viên Hội đồng Khoa học Khoa Luật và TS. Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH đồng chủ toạ đã thảo luận xoay quanh những vấn đề chung về luật thương mại và các hoạt động thương mại. Mở đầu hội thảo, TS. Dương Kim Thế Nguyên nhận định, sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Luật Thương mại Việt Nam đã dần chiếm được vị thế quan trọng trong hệ thống luật tư, là mắt xích nối kết quan trọng giữa các luật điều chỉnh các hoạt động thương mại chuyên ngành với Bộ luật Dân sự (BLDS); tuy nhiên, một số nội dung thuộc phần chung của Luật Thương mại 2005 cần tiếp tục được điều chỉnh để phù hợp hơn với xu thế mới. Phiên thảo luận được triển khai xoay quanh nhu cầu chỉnh sửa các quy định ở phần chung của luật thương mại theo hướng đồng bộ hóa các quy định trong lĩnh vực luật tư.
TS. Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH đồng chủ toạ hội thảo
TS. Trịnh Thục Hiền nhận xét về tầm quan trọng của tập quán thương mại với vai trò là một nguồn hình thức trong hệ thống pháp luật thương mại trong thời kỳ hội nhập, trong khi ThS. Võ Phước Long - Khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH cho rằng, cần mạnh dạn hướng tới một hệ thống luật tư đồng bộ thay vì tiếp tục tạo sự không thống nhất giữa hai nguồn luật cùng điều chỉnh pháp luật thương mại.
TS. Trịnh Thục Hiền nhận xét về tầm quan trọng của tập quán thương mại
ThS. Võ Phước Long cho rằng cần mạnh dạn hướng tới một hệ thống luật tư đồng bộ
Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Công Phú - Nguyên thẩm phán, Phó chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM đã chỉ ra một số bất cập qua thực tiễn thi hành và áp dụng các quy định trong cả Bộ luật dân sự lẫn Luật thương mại. Bài tham luận của ThS. Nguyễn Ngọc Anh từ Trường Đại Học Luật Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng quy định điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển vượt trội hiện nay cũng góp phần làm phong phú thêm nội dung, cung cấp cái nhìn đa chiều tại hội thảo.
ThS. Nguyễn Công Phú - Nguyên thẩm phán, Phó chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM chia sẻ
Bài tham luận của ThS. Nguyễn Ngọc Anh từ Trường Đại Học Luật Hà Nội
Phiên thứ hai của Hội thảo do Luật sư Trương Nhật Quang - Luật sư điều hành YKVN, Thành viên Hội đồng Khoa học Khoa Luật và TS. Nguyễn Thị Anh - Phó Trưởng Khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH đồng chủ toạ, đã thảo luận xoay quanh các vấn đề về chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại. TS Vũ Thế Hoài - Khoa Luật, Trường ĐH Sài Gòn nhận định, việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong pháp luật và thực tiễn đã thể hiện nhiều bất cập do sự xung đột giữa quy định trong Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, đồng thời đề xuất bổ sung quy định cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại cho trước.
Phiên tham luận thứ 2
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm Anh - Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH bổ sung làm rõ về nghĩa vụ hạn chế tổn thất giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến chế tài bồi thường thiệt hại, đồng thời nhận định cần nhiều hướng dẫn và án lệ trong thời gian tới để quá trình giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại diễn ra hiệu quả.
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm Anh trình bày
Trong nội dung trình bày của mình, TS.LS. Lương Khải Ân - Đoàn Luật Sư TP.HCM phân tích những điểm bất cập trong quy định về lãi chậm thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ và đề xuất các biện pháp sửa đổi trong thời gian tới. Đặc biệt hơn, hội thảo cũng nhận được bài tham luận từ nhóm tác giả đang là nghiên cứu sinh, học viên cao học tại Khoa Luật nghiên cứu về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến, một vấn đề còn mới mẻ nhưng là chủ đề nghiên cứu quan trọng cho lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại trong thời gian tới.
Các bài tham luận từ nhóm tác giả đang là nghiên cứu sinh, học viên cao học tại Khoa Luật
Hội thảo đã nhận được hàng chục bài viết tham gia, với nhiều góc nhìn đa chiều và phong phú xoay quanh chủ đề pháp luật thương mại. Các nội dung nghiên cứu đã được triển khai thảo luận sôi nổi qua hai phiên thảo luận thú vị.
Xem thêm kỷ yếu hội thảo online .
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Tin, ảnh: Khoa Luật - Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH
Báo chí đưa tin:
1. Báo Pháp Luật TP.HCM Online:
Chia sẻ