"Cấp cứu" doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4

23 tháng 06 năm 2021

[VTV.vn] Gần 60.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường qua 5 tháng đầu năm nay, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Làn sóng dịch thứ 4 diễn biến phức tạp. Nhiều địa phương phải giãn cách, cách ly xã hội, một lần nữa đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn. Đợt bùng phát dịch thứ 4 tại nước ta đã kéo dài gần 2 tháng qua. Bên cạnh những ngành vẫn làm ăn có lãi, thậm chí tăng trưởng mạnh, ngược lại sức khỏe của một số nhóm doanh nghiệp một lần nữa đặt trong trạng thái báo động. Vấn đề triển khai các gói hỗ trợ, các chính sách "cấp cứu" doanh nghiệp đã nóng trở lại.
Thực tế trước khi làn sóng dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát vào cuối tháng 4, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã đưa ra một số quyết sách để hỗ trợ doanh nghiệp trước tình hình bình thường mới. Điển hình là Nghị định 52 được Chính phủ ban hành ngày 19/4 về việc tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021. Quy mô giãn nộp thuế khoảng 115.000 tỷ đồng. Ðây là lần thứ ba Chính phủ hỗ trợ về thuế trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh. Cách triển khai cũng được thay đổi theo hướng đẩy nhanh tốc độ hỗ trợ khi mà người nộp thuế chỉ cần gửi giấy đề nghị gia hạn một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế.
tài xỉu online
Đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 03 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn - giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng COVID-19
Nhiều chính sách về hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp như điện, nước.. phục vụ sản xuất cũng đã và đang được triển khai. Dù vậy tình trạng giãn cách kéo dài gây ra khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp là ách tắc doanh thu, trong khi vẫn phải gồng gánh nặng chi phí. Thì tuần qua, liên tiếp nhiều kiến nghị mới được các bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đưa ra để "cấp cứu" tình trạng sức khỏe cho doanh nghiệp.
"Cấp cứu" doanh nghiệp trước ảnh hưởng đợt bùng phát dịch thứ 4
Đóng cửa 10 cụm rạp chiếu phim đã hơn 1 tháng nay sau khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát, đại diện Hệ thống rạp chiếu phim BHD Star cho biết vẫn đang phải gồng gánh chi phí cố định hơn 20 tỷ đồng để duy trì dù doanh thu gần như bằng 0. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, chính sách gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất năm 2021 chỉ giúp ích được phần thứ yếu. Điều doanh nghiệp mong mỏi để cứu được dòng tiền là giãn nợ, giảm lãi vay cũng như miễn giảm các chi phí cho bảo hiểm. Tuy nhiên hiện đơn vị vẫn chưa tiếp cận được...
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Vận hành Hệ thống rạp chiếu phim BHD Star, cho biết: "Hiện tại doanh nghiệp cần những gói hỗ trợ cụ thể và thiết thực hơn. Năm 2020 có hướng dẫn cụ thể về giãn nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cái này. Đó là cái khó khăn mà chúng tôi đang rất cần Chính phủ xem xét để có hỗ trợ".
tài xỉu online
Du lịch luôn là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất mỗi khi dịch bùng phát.
Du lịch luôn là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất mỗi khi dịch bùng phát, đại diện công ty Du lịch Vietravel chia sẻ, hiện chỉ còn giữ 2% nhân sự để hoạt động cầm chừng. Lãnh đạo đơn vị cho rằng bên cạnh việc giãn, hoãn, việc nhanh chóng được miễn, giảm một phần các loại chi phí như tiền thuê đất, sẽ có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm này.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Vietravel, nói: "Nhiều doanh nghiệp về lưu trú cũng như lữ hành thuê đất tài sản Nhà nước nên chăng xem xét có giảm giá đất, giảm giá thuê nhà để cho đỡ nặng nề. Trước, trong hay sau dịch vẫn thế, cứ đến đúng ngày là phải nộp tiền thuê thì chịu không nổi vì đâu có dòng doanh thu. Nên chăng chúng ta miễn giảm tiền thuê này đi, ở mức độ nào đó chút % cũng giúp được doanh nghiệp".
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó Cục Trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Năm 2020, Chính phủ có quyết định số 22 giảm 15% tiền thuê đất phải nộp, cho các doanh nghiệp tạm ngưng nghỉ kinh doanh do dịch bệnh từ 15 ngày trở lên. Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn của Chính phủ. Cục Thuế cũng tham mưu Ủy ban là tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho giảm khoản này".
Trong các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp dự kiến kiến nghị lên Chính phủ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giảm thuế suất giá trị gia tăng VAT từ 10% xuống còn 5% để giảm giá thành sản phẩm, giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động. Vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, vừa hỗ trợ giá cho người dân. Lãnh đạo thành phố cũng khẳng định quan điểm: những gì thuộc thẩm quyền của địa phương có thể hỗ trợ được thì cần làm ngay.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết: "Với phương châm kịp thời nhanh chóng và tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp là trên hết chứ không phải là đợi làn sóng dịch thứ 4 này lắng xuống rồi mới vội vàng đi giải quyết khó khăn, điều đó không còn ý nghĩa gì hết".
tài xỉu online
Một số doanh nghiệp cũng đề xuất các cơ chế để vừa hỗ trợ được doanh nghiệp khó khăn, nhưng không gây áp lực quá lớn lên ngân sách. Chẳng hạn như với khoản thuế giá trị giá tăng mà doanh nghiệp đóng có thể được dùng để cho doanh nghiệp vay ngược lại. Với điều kiện doanh nghiệp phải tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Rõ ràng là chính quyền các tỉnh, thành, và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp đang trông chờ các chính sách hỗ trợ tiếp theo, nhất là khi dư địa các gói hỗ trợ doanh nghiệp từ năm trước thì vẫn còn.
Cần cách tiếp cận mới trong triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận với các gói hỗ trợ cũ còn thấp một phần là do đặt ra nhiều điều kiện khắt khe đối với nhiều nhóm ngành khác nhau trong khi mỗi ngành lại có đặc thù riêng. Do đó, Hiệp hội đề xuất đối với một số nhóm ngành quan trọng, mũi nhọn, cần có các gói hỗ trợ được thiết kế riêng.
tài xỉu online
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Nếu chúng ta đưa được cho từng ngành nghề thì điều kiện sẽ phù hợp hơn, sát thực tế hơn của từng lĩnh vực kinh doanh thì khả năng hấp thụ sẽ tốt hơn".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành lại cho rằng, để nâng hiệu quả gói hỗ trợ thì cần chú trọng thay đổi cách thực thi chính sách. Bối cảnh dịch vô hình trung đã thúc đẩy việc chuyển đổi số, thì cơ quan thực thi cần đẩy mạnh áp dụng, chẳng hạn như cách giải ngân hỗ trợ người lao động khó khăn trong gói an sinh xã hội.
Giáo sư Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường tài xỉu online HCM đề xuất, đây là thời điểm cần nhìn xa hơn, Nhà nước nên chú trọng kiến tạo các cơ chế để nguồn tiền hỗ trợ thực sự khơi thông được năng lực sản xuất và phát triển của doanh nghiệp chứ không đơn thuần là hỗ trợ tiền theo nghĩa đen.
Giáo sư Sử Đình Thành nhận định: "Bởi vì nguồn lực của chúng ta có hạn nên chúng ta phải biết đầu tư nguồn lực vào một xung lực nào để nó tạo ra sự lan tỏa, phát triển cho nền kinh tế, miễn là có cơ chế đúng, đó là minh bạch trách nhiệm giải trình, nguồn tiền được sử dụng như thế nào, phân phối như thế nào, ai là người được thụ hưởng".
Giới chuyên gia cũng cho rằng, một bộ phận doanh nghiệp cũng nên thay đổi cách nhìn nhận, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo để tự cứu mình trước trong cơn bão suy thoái vì đại dịch... trước khi trông chờ vào một gói hỗ trợ nào đó...
Cách đây vài ngày, Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ LĐTBXH khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và thực thi. Với những kinh nghiệm đã rút ra từ đợt trước, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng chính sách tiếp theo sẽ đánh đúng và trúng hơn, mang lại hiệu quả chống đỡ cho nền kinh tế.
Nguồn: 
tài xỉu online
Chia sẻ