Xây dựng phương pháp học tập hiệu quả - bạn đã có?

27 tháng 11 năm 2023

Bạn có đang bỏ rất nhiều thời gian cho việc học, cặm cụi ghi chép bài và học thâu đêm suốt sáng nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Nguyên nhân có thể do bạn đang học sai cách và chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với mình. Vậy thì hãy xem ngay bài viết dưới đây để cùng Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho riêng mình nhé.

Bạn học tập như thế nào?

Có phải đang nghe giảng một cách bị động, cặm cụi nghe, đọc và ghi chép một cách không có hệ thống và chọn lọc? Tranh thủ nhồi nhét hết sức có thể trước kỳ thi? Vậy có thể bạn chưa biết, theo mô hình tháp học tập (Learning Pyramid) việc “cô giảng trò nghe” chỉ mang lại hiệu quả truyền đạt 5% và chỉ mang lại 10% từ việc đọc sách thông thường.

tài xỉu online

Hiệu quả tiếp thu theo từng phương pháp là khác nhau (Nguồn ảnh: Pinterest)

Vậy bạn có phương pháp học tập cho riêng mình chưa? Việc chỉ áp dụng một phương pháp học tập không phù hợp không chỉ không mang lại hiệu quả cao trong quá trình học mà còn dễ làm bạn chán nản, lười biếng. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả học tập cũng như cuộc sống của bạn.

Chính vì vậy, tìm ra cho mình phương pháp học tập là hết sức quan trọng và cần thiết.

Làm thế nào để học hiệu suất - thi hiệu quả?

Xác định phương pháp học tập là điều cần thiết nhưng không dễ dàng bởi hiện nay có vô vàn phương pháp học tập khác nhau. Nếu không phân tích và lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với bản thân, bạn xác định sai phương pháp dẫn đến mất thời gian và ảnh hưởng kết quả học tập. Vậy hãy để DSA mách nước một vài phương pháp học tập “đỉnh của chóp” giúp bạn xóa bỏ lo lắng nhé.

Khai phá phong cách học tập của riêng bạn

Chúng ta thường nghe về phong cách thời trang và ít nghe về phong cách học tập, nhưng trên thực tế mỗi người có cách xử lý thông tin mới khác nhau dẫn đến hiệu quả, kết quả khác nhau. Việc khai phá phong cách học tập không chỉ giúp bạn tìm ra màu sắc cá nhân trong học tập của bản thân mà còn là nền tảng giúp bạn xác định được cách bản thân tiếp thu và xử lý thông tin sao cho hiệu quả.

Có rất nhiều lý thuyết liên quan tới phong cách học tập, nhưng theo mô hình VARK có 4 phong cách học tập chính trong giáo dục, hãy cùng tìm hiểu xem bạn thuộc phong cách học tập nào nhé:

  • Visual learning style (Phong cách học trực quan)

Người học có phong cách học trực quan sẽ tiếp nhận thông tin tốt nhất khi xem các phương tiện truyền thông như sơ đồ, hình ảnh, video. Với những người có phong cách này nên làm nổi bật thông tin bằng bút màu, giấy ghi chú và hình vẽ. Các bản đồ tư duy có thể sẽ giúp họ học thuộc bài một cách hiệu quả.

  • Auditory learning style (Phong cách học thính giác)

Người có phong cách học thính giác thường tiếp thu thông tin chủ yếu bằng lời nói. Họ học tốt khi được học qua bài giảng, các cuộc tranh luận, thảo luận theo nhóm. Nói cách khác họ xử lý và tiếp thu thông tin tốt nhất khi nói về nó hoặc nghe người khác nói. Với những người có phong cách này nên đọc to bài học khi học bài, nên học nhóm và cùng nhóm thảo luận ý kiến. Ngoài ra họ có thể ghi âm bài giảng để nghe lại nhiều lần cũng là một cách học hiệu quả cho người có phong cách học thính giác

  •  Kinesthetic learning style (Phong cách học tập vận động)

Người có phong cách học tập vận động là những người thích học bằng cách làm. Họ tận hưởng trải nghiệm thực tế, thích cách học thông qua thí nghiệm, mô phỏng, ví dụ thực tế…Để học tốt, những người có phong cách học tập này nên học các khoảng học thời gian ngắn, đi bộ hoặc di chuyển khi học tập. Và đặc biệt trong quá trình học cần có thêm các bài tập cá nhân, tình huống thực tế hay các ví dụ, mô phỏng.

  • Reading/writing preference learning (Phong cách học tập ưu tiên đọc/viết)

Người có phong cách học tập ưu tiên đọc/ viết thường là những người ghi chép phong phú và đọc cuồng nhiệt, họ tiếp thu thông tin tốt nhất khi nó ở dạng từ, cho dù đó là bằng cách viết ra hoặc đọc nó. Đối với họ, văn bản có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất kì loại biểu diễn thị giác hoặc thính giác nào cho một ý tưởng. Để học tốt, những người có phong cách học tập này nên trình bày thông tin, nội dung học tập dưới dạng sách viết, bài viết, tiểu luận, blog, hướng dẫn bằng văn bản…

tài xỉu online

Phong cách học tập theo mô hình VARK (Nguồn: Zim.vn)

Ngoài 4 phong cách học tập chính của mô hình VARK, còn một vài phong cách học tập mới như:

  • Analytical learning style - Phong cách học tập phân tích: Người học thường sử dụng logic và kỹ năng phân tích để hiểu một ý tưởng. Họ sẽ có thể phát triển mạnh khi họ có thể tìm thấy các mô hình và tạo kết nối trong việc học của họ
  • Social learning style - Phong cách học tập xã hội: Người học phát triển mạnh trong các cuộc thảo luận nhóm. Họ thích nói trước các nhóm, đặt câu hỏi và nhận phản hồi từ những người xung quanh.
  • Solo learning style - Phong cách học tập một mình: là những nhà vô địch của công việc cá nhân. Họ chỉ muốn tập trung vào bài học một cách độc lập.

Đi tìm phương pháp học tập bổ trợ phù hợp

Nếu phong cách học tập cá nhân là la bàn dẫn đường cho bạn thì phương pháp học tập phù hợp chính là bàn đạp giúp bạn đi nhanh, đi xa hơn trên con đường học tập. Vậy hãy cùng DSA đi tìm hiểu những phương pháp học tập phổ biến và nổi bật sau có thể bổ trợ cho bạn trên con đường học tập.

  • Phương pháp SQ3R: Là phương pháp đọc hiểu được áp dụng rộng rãi, giúp người học xác định các thông tin quan trọng và lưu giữ thông tin lâu dài thông qua 5 bước Survey ( Xem tổng quan) - Question (Đặt câu hỏi) - Read (Đọc) - Recite (Kể lại) - Review(Ôn tập).
  • Phương pháp Thực hành truy xuất: Là phương pháp dựa trên việc ghi nhớ thông tin ở thời điểm sau đó. Hay nói cách khác đây là phương pháp tập trung vào thời gian bạn không thực sự học. Cụ thể hơn, sau mỗi buổi học thay vì ôn tập kiến thức bằng cách mở sách, các ghi chép ra để xem lại thì bạn sẽ cố nhớ lại chúng mà không cần mở sách vở, các ghi chép. Điều này có thể thực hiện khi bạn không thực sự học tập, ở bất cứ địa điểm nào miễn là bạn rảnh rỗi. Tuy nhiên, điều này cũng đòi bạn phải vận dụng và luyện tập thường xuyên từ 3-4 lần/tuần để đảm bảo hiệu quả và không lẫn lộn, sai sót thông tin.
  • Phương pháp Thực hành xen kẽ (hay còn gọi là Thực hành phân tán): là phương pháp khuyến khích người học học trong một thời gian dài hơn thay vì “học tủ”, “học gạo”. Điều quan trọng của phương pháp là cần bắt đầu lập kế hoạch sớm. Vào đầu mỗi học kỳ, hãy sắp xếp thời gian mỗi ngày chỉ để học và xem lại tài liệu dù cho ngày thi còn cách vài tháng.

tài xỉu online

Tìm được phương pháp học tập phù hợp giúp bạn tiếp thu kiến thức dễ dàng (Nguồn:Pinterest)

  • Kỹ thuật Feynman: Là một phương pháp hiệu quả để học một khái niệm nhanh chóng bằng cách giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu. Phương pháp dựa trên ý tưởng “Nếu bạn muốn hiểu rõ điều gì đó, hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản.”
  • Ghi chú mã màu:  Những ghi chú lộn xộn có thể khiến bạn khó nhớ lại những điểm quan trọng của bài giảng. Viết bằng màu là một cách năng động để sắp xếp thông tin bạn đang học. Nó cũng giúp bạn xem xét và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những ý tưởng quan trọng nhất

Có rất nhiều phương pháp học tập hữu ích có thể bổ trợ cho bạn nhưng hãy lựa chọn cho mình 1 - 2 phương pháp thôi và áp dụng nó một cách nhuần nhuyễn, có hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch học tập “lý tưởng”

Nếu bạn chưa tìm được cho mình phong cách hay phương pháp bổ trợ phù hợp thì đừng lo. Bạn có thể tự lập một kế hoạch học tập “lý tưởng” dành riêng cho bản thân trong quá trình học tập. Một kế hoạch “lí tưởng” có thể bắt đầu từ việc:

  • Đọc trước bài: Hãy dành 10 - 15 phút để xem trước nội dung bài học một cách tổng quan. Điều này không chỉ giúp bạn xác định được nội dung của bài học mà còn tiết kiệm thời gian trên lớp
  • Tập trung và ghi chép bài đầy đủ: Đừng chỉ mải lo lên kế hoạch tự học mà quên rằng kiến thức được thầy cô truyền đạt trên lớp cũng hết sức quan trọng. Vì vậy hãy tập trung cao độ và ghi chép những thông tin quan trọng mà thầy cô truyền tải. Bạn có thể tham khảo các phương pháp ghi chép như Cornell, Sketchnote, mapping, outlining, charting, mindmap… để có thể ghi chép một cách có hệ thống.

tài xỉu online

Mindmap giúp bạn ghi chép và đọc thông tin toàn diện (Nguồn: eduquiz)

  • Không ngại đặt câu hỏi: Khi gặp vấn đề khó gỡ đừng im lặng, thay vào đó hãy đặt câu hỏi cho thầy cô để được giải đáp kịp thời và đầy đủ nhất. Hoặc nếu bạn là người hướng nội, e ngại khi đặt câu hỏi trước đám đông thì hãy dành thời gian cuối mỗi buổi học hoặc liên hệ với thầy cô thông qua email, zalo hay số điện thoại. Tuy nhiên, đừng quên tìm hiểu một chút về văn phong khi viết mail hay gọi điện thoại để có thể trao đổi cùng thầy cô một cách chuyên nghiệp và lịch sự nhất nhé.

Các yếu tố khác

Bên cạnh tìm ra phương pháp, chiến lược học tập phù hợp thì còn rất nhiều yếu tố trong - ngoài khác mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn học tập tốt, đó là:

  • Môi trường học tập: Là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định hiệu suất và tâm trạng học tập của bạn. Hãy tìm cho mình một không gian học tập phù hợp để bản thân có thể duy trì sự tập trung ở mức cao nhất
  • Quản lý thời gian: Cuộc sống đại học sẽ rất bận rộn khi phải cân bằng giữa việc học, tham gia các CLB/Đội/Nhóm, đi làm, đi chơi nhưng một ngày vẫn sẽ chỉ có 24 giờ, bạn cần phân chia thời gian giữa các hoạt động một cách hợp lý để tránh sao nhãng trong việc học. Cách tốt nhất có bạn đó là hãy lập một bảng biểu thời gian và phân chia các công việc thật hợp lý. Nếu chưa biết lập bảng biểu ra sao, kế hoạch như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết “Kỹ năng lập kế hoạch - Chìa khóa để thành công”

           tài xỉu online

Quản lý thời gian giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả (Nguồn: Pinterest)

  • Duy trì thái độ khi học tập: Thái độ ở đây không chỉ là sự tỉnh táo, hứng khởi khi học tập mà còn cần tới sự nghiêm túc, kỷ luật với những mục tiêu, kế hoạch đã mà bạn đã đặt ra.
  • Chủ động tránh sự phiền nhiễu: Yếu tố phiền nhiễu có thể đến từ điện thoại di động, máy tính cá nhân hay bất kỳ điều gì xung quanh bạn. Khi đã dành thời gian cho việc học hãy tắt hết các thông báo từ mạng xã hội, tránh xa điện thoại di động và hạn chế làm việc cá nhân hay làm nhiều việc cùng một lúc.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần: Sức khỏe là nền tảng vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới tinh thần, trí nhớ và sự vận động của não bộ. Vì vậy hãy ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn tràn đầy năng lượng để học tập.

Học không khó nếu bạn có phương pháp

“Học, học nữa, học mãi” nhưng tìm được phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp việc học của bạn hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Với những chia sẻ trên, DSA mong rằng bạn sẽ tìm được phương pháp học tập phù hợp đánh bay deadline, cải thiện điểm số. Nhưng cũng đừng lo nếu bạn chưa tìm được phương pháp cho mình, các phương pháp trên có thể “không phải gu” của tất cả mọi người. Bạn hoàn toàn có thể tự lập ra một kế hoạch, phương pháp mà bản thân cảm thấy hiệu quả để áp dụng cho việc học của mình.

Cuối cùng, mùa chạy deadline của UEHers đang tới, DSA chúc các bạn tìm ra phương pháp học tập phù hợp và chạy deadline “Thảnh thơi mà không tả tơi” nhé.

Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và Hỗ trợ người học (DSA)

Tài liệu tham khảo

Acceleratelearning.com (20/09/2023). Types of learning: All about learning styles. Nhận từ:

Ahaslides.com (29/09/2023). 8 kiểu phong cách học tập. Chiến lược học tập tích cực hiệu quả. Nhận từ:

Edubit.vn (16/09/2021). Các phương pháp học tập hiệu quả. Nhận từ:

Langmaster.harthi.net. Tháp học tập là gì? Cách học hiệu quả nhất trong tháp học tập. Nhận từ:

Unimates.harthi.net (09/07/2021). Khám phá phong cách học tập của bạn. Nhận từ:

Vmptraining.com. Phương pháp SQ3R giúp bạn đọc hiểu sâu. Nhận từ:

Chia sẻ