UEH tham dự hội thảo “Hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”

15 tháng 06 năm 2022

“Biến nền kinh tế tuần hoàn trở thành hiện thực ở TP. Hồ Chí Minh” đánh dấu việc hoàn thành chương trình Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn kéo dài 2 năm của WasteAid. Chương trình nhằm mục đích thúc đẩy các giải pháp địa phương bằng cách hỗ trợ các nhà đổi mới sáng tạo và các công ty khởi nghiệp hướng tới một "thành phố không rác thải". Là một trong những đơn vị chiến thắng cuộc thi Thành phố không rác thải của WasteAid, vừa qua, UEH đã tham dự hội thảo “Hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” do WasteAid tổ chức cùng các chuyên gia tại cơ sở B của Trường.

tài xỉu online

Là đơn vị xuất sắc giành giải Quán quân cuộc thi quốc tế “Thử thách thành phố không rác thải”, tài xỉu online Hồ Chí Minh (UEH) đã chia sẻ đến cộng đồng Dự án “UEH Zero Waste Campus” - dự án tiên phong trong lối sống xanh và bền vững tại trường đại học. TS. Trịnh Tú Anh - Viện trưởng Viện Đô thị thông minh và Quản lý UEH cho biết: “Các trường đại học có kế hoạch truyền cảm hứng và trao quyền cho sinh viên để các bạn chủ động thực hiện các giải pháp của riêng mình và “làm chủ chương trình”. Dự án UEH Zero Waste Campus được triển khai nhằm mục đích giáo dục nhận thức cho sinh viên, với mục tiêu cuối cùng là “không gây lãng phí”, thông qua các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức của nhân viên và sinh viên nhà trường. UEH cũng có kế hoạch xây dựng “UEH Zero Waste Station” - Trạm không chất thải để thu hồi vật liệu có thể tái chế trong khuôn viên trường. Một “living lab” - phòng thí nghiệm sống cũng sẽ tạo cơ hội cho các bạn sinh viên khám phá các vật liệu thường thấy trong rác thải.”

Chương trình cũng giới thiệu đến cộng đồng đơn vị chiến thắng thứ hai tại Cuộc thi “Thử thách thành phố không rác thải” - Veca, một công ty khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh với kế hoạch “số hóa ngành công nghiệp phế liệu”. Theo WasteAid, Quỹ tài trợ đã trao cho Veca kinh phí để mở rộng dịch vụ đến 12 quận TP.HCM và tăng thu gom vật liệu tái chế lên 40 tấn. Như vậy, công ty khởi nghiệp này đã có thể mở rộng dịch vụ của mình bao gồm việc thu gom bao bì Tetrapak. Dự án đã chứng minh rằng, thông qua việc sử dụng ứng dụng của mình, những người thu gom rác thải có thể tăng thu nhập của họ một cách đáng kể.

Song song đó, trong khuôn khổ chương trình cũng đã diễn ra hội thảo do Zoë Lenkiewicz - Cố vấn kỹ thuật cấp cao và Trưởng phòng Truyền thông tại WasteAid chủ trì. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành, thảo luận về cách thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và xã hội nói chung. Tại chương trình, các chuyên gia nhấn mạnh, Chính phủ có thể hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) làm việc cho nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc ban hành các luật liên quan và các biện pháp tài khóa. Bên cạnh đó, hội thảo cũng đề cập đến tầm quan trọng của các bên liên quan trong chuỗi giá trị kết nối và làm việc cùng nhau. Ví dụ, thiết kế bao bì để tái chế dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Sự kiện đã thu hút nhiều bên liên quan tham dự như: USAID-IPSC, Bitis, IKEA, Coca Cola, ProVietnam, Pizza 4P’s và nhà tài trợ chương trình Huhtamaki.

Bà Trang Hà - Giám đốc Nhân sự của Huhtamaki Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ rất nhiều người, đặc biệt là các doanh nhân trẻ, những người có ý tưởng mới và sáng tạo nhằm hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu mức độ rác thải nhựa tại Việt Nam. Cảm ơn WasteAid rất nhiều vì đã kết nối chúng ta lại với nhau."

Cố vấn Zoë Lenkiewicz chia sẻ thêm: “Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường tự nhiên mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào. Sự khéo léo của các doanh nhân và các nhà đổi mới trong nền kinh tế tuần hoàn ở TP. Hồ Chí Minh chắc chắn rất đáng để tôn vinh! Họ đang dẫn đầu một sự thay đổi quan trọng và tạo ra các cơ hội việc làm có giá trị trong quá trình này”.

Tin, ảnh: Phòng Marketing - Truyền thông

Chia sẻ