Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Luận cứ phát triển kinh tế số” tại Nghệ An

05 tháng 02 năm 2024

Ngày 24/01/2024, tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Hội thảo khoa học với chủ đề “Luận cứ phát triển kinh tế số” trên tiền đề thực hiện kế hoạch nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia "Phát triển kinh tế số: Định hướng và giải pháp chính sách", Mã số KX.04.22/21-25, thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021- 2025” do Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và các đơn vị đồng chủ trì Hội thảo gồm: Hội đồng Lý luận Trung ương, Tỉnh ủy Tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Vinh, Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh và Viện Nghiên cứu Kinh Doanh UEH phối hợp tổ chức.

tài xỉu online

Toàn cảnh hội thảo “Luận cứ phát triển kinh tế số”

Về phía UEH có sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học; TS. Đinh Công Khải - Phó Giám đốc Đại học; GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Doanh UEH; ThS. Lê Đồng Dư - Phó chánh văn phòng UEH; PGS.TS Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương trình đào tạo Quản trị - UEH.

Về phía đại diện Trường Đại học Vinh có: TS. Nguyễn Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS Nguyễn Hữu Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS.TS Nguyễn Hoa Du - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Vinh; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh và PGS.TS Thái Thị Kim Oanh - Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh.

Về phía đại biểu khách mời có sự tham dự của: Ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Anh Thái Bá Minh - Phó Cục trưởng Cục Thống kê Nghệ An cùng đại diện của các Sở ban ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu “Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nắm bắt và phát triển kinh tế số đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Kinh tế số đã và đang trở thành một trong những động lực chính yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tạo ra những thay đổi sâu rộng trong cách thức sản xuất, quản lý và phân phối hàng hóa, dịch vụ, cũng như trong cách thức mà chúng ta giao tiếp và tương tác với nhau.”

tài xỉu online

GS.TS. Nguyễn Huy Bằng phát biểu khi mạc Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Đinh Công Khải - Phó Giám đốc UEH cho rằng “Kinh tế số không chỉ mở ra cánh cửa cho những cơ hội mới, mà còn đặt ra những thách thức đối với các quốc gia, doanh nghiệp và người lao động trong việc thích nghi và đổi mới. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, để phát triển kinh tế số bền vững, cần phải có sự đầu tư đúng đắn vào cơ sở hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như một hệ thống pháp luật và quản lý phù hợp. Mặt khác, việc xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư từ tư nhân. Trong khuôn khổ của Hội thảo, các tham luận sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về những cơ hội, thách thức và giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế số. Đồng thời, thông qua sự trao đổi và thảo luận giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người làm chính sách, chúng ta có thể định hình được những bước đi chiến lược và hợp lý nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà kinh tế số mang lại, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và bất cập có thể phát sinh. Thông qua Hội thảo khoa học hôm nay, chúng tôi kỳ vọng các nội dung được chia sẻ và thảo luận sẽ xác định luận cứ khoa học về phát triển kinh tế số làm cơ sở cho các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam.”

tài xỉu online

TS. Đinh Công Khải chia sẻ trong buổi Hội thảo

 Tham gia điều hành Hội thảo, Ban chủ tọa gồm: GS.TS. Nguyễn Đông phong, TS. Đinh Công Khải, GS.TS. Võ Xuân Vinh và PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc.

tài xỉu online

Ban chủ tọa hội thảo Luận cứ phát triển kinh tế số

Mở đầu Hội thảo, GS. TS. Võ Xuân Vinh giới thiệu đề dẫn đề tài cho rằng “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được Chính phủ phê duyệt ngày 31/03/2022 cũng đã đưa ra 3 quan điểm phát triển. Trong đó cả 3 quan điểm  đều nhấn mạnh về phát triển kinh tế số, xã hội số. Cụ thể là: Quan điểm thứ nhất xác định “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Quan điểm thứ hai về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa yêu cầu “Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chủ yếu dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển Nghệ An trở thành Trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hội thảo khoa học lần này cung cấp luận cứ cho định hướng phát triển kinh tế số”.

tài xỉu online

GS.TS. Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh - UEH

Hội thảo tập trung xác định luận cứ khoa học về phát triển kinh tế số làm cơ sở cho các hoạt động khảo sát; Đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số. PGS. TS. Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương tình đào tạo ngành Quản trị UEH đã trình bày rõ các quan điểm về nguồn lực, quy trình/luồng, cấu trúc, mô hình kinh doanh và nêu ra các khó khăn về thu thập dữ liệu tăng thêm của giá trị kinh tế số trong thống kê tại tham luận “Tổng quan về phát triển kinh tế số”.

tài xỉu online

PGS.TS. Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương trình đào tạo ngành Quản trị UEH

Tại phần tham luận Mô hình phát triển kinh tế số Việt Nam” do ThS. Nguyễn Thế Lân – Giảng viên Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh cho biết tỷ trọng của nền kinh tế số trong GDP là 39%, 8 % Trung Quốc tăng tốc với 6G, Israel có 6000 công ty khởi nghiệp và có giá trị khởi nghiệp cao, an ninh mạng, công nghệ tài chính và công nghệ y tế, học thuật đào tạo,và lĩnh vực giáo dục và viện nghiên cứu phát triển. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp phát triển nền kinh tế số: xây dựng chiến lược quốc gia tổng thể về phát triển hệ sinh thái kinh tế số, phát triển các doanh nghiệp số, các ngành có lợi thế đi đầu, phát triển năng lực công nghệ số, xây dựng đô thị và hoạt động R&D, năng lực công dân số, chỉ số phát triển ICI.

tài xỉu online

Ths. Nguyễn Thế Lân - Giảng viên Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh

Trình bày tham luận Hội thảo, Ông Nghiêm Tiến Vĩnh – Founder/CEO Gostream chỉ ra rằng “then chốt của kinh tế số là dữ liệu, mô hình kinh doanh bán dịch vụ online định kỳ, mô hình kinh doanh số thay đổi liên tục, và không tiền mặt, và livestream shopping, học cách sử dụng AI Mô hình kinh tế số cho các ngành truyền thông”.

tài xỉu online

Ông Nghiêm Tiến Vĩnh - Founder/CEO Gostream

Then chốt của kinh tế số là dữ liệu, mô hình kinh doanh bán dịch vụ online định kỳ, mô hình kinh doanh số thay đổi liên tục, không tiền mặt, livestream shopping và học cách sử dụng AI mô hình kinh tế số cho các ngành truyền thông. Theo Ông Thái Bá Minh - Phó trưởng cục thông kê Nghệ An cho biết: Kinh tế số bình quân từ 12,66% - 12,88% GDP  cả nước, riêng Nghệ An kinh tế số 6,66% - 7,4% GDP từ 2020, Bắc Ninh  45,18% và Bắc Giang kinh tế số 34,5% trong đó đóng góp của Samsung là lớn nhất, GTTT kinh tế số của Thái Nguyên khoảng 32% - 34,05% lớn nhất cả nước. 

tài xỉu online

Ông Thái Bá Minh -  Phó Cục trưởng Cục Thống kê Nghệ An

Về khó khăn trong phát triển kinh tế số, Ông Lê Ngọc Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: khó khăn trong việc tính toán giá trị tăng thêm kinh tế số của Cục thống kê đo lường chưa được đầy đủ, vì kinh tế số phức tạp và đo lường số sử dụng của từng hộ kinh doanh, Chính Phủ đưa ra lộ trình phát triển bưu điện số của quốc gia, khó khăn trong việc đưa ra bảng phân định số cấp tỉnh, cấp ngành của Việt Nam. Về phía Đại diên Sở thông tin cũng đã đặt ra nhiều băn khoăn trong triển khai phương pháp đo lường giá trị tăng thêm vào GDP của tỉnh, cụ thể: nghị quyết của trung ương 30% GDP của tỉnh, theo nghị quyết trung ương, quyết định 411 chiến lược 20% chỉ tiêu, ở mốc 12, 8% 2023, chỉ tiêu 20% năm 2025 liệu rằng có khả thi? Quan điểm kinh tế số, có 2 nhóm ngành: ngành kinh tế lõi chủ lực thuộc ngành Công nghệ thông tin - điện từ, tại tỉnh thành mà có công nghệ trung tâm mới là tập trung, kinh tế ICT định hướng quy hoạch, cho nên tỉnh nào cũng phát triển theo ICT, kinh tế số hóa của nông nghiệp hay không? Quy hoạch ngành theo quy định 411 là 10% thì tất cả địa phương nên có quy hoạch như vậy không? Một số ngành như 0.05% nông nghiệp là đáng lo ngại, kinh tế số cốt lõi theo ngành và quy hoạch thế nào? Thực hiện áp dụng đồng bộ, quy mô nhỏ và lớn có phù hợp hay không? Cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực số sẽ giải quyết thế nào?

tài xỉu online

Ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND Nghệ An

Phát biểu kết thúc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Đông Phong nhấn mạnh “Phát triển kinh tế số đã mở ra rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng đặt ra các thách thức cho Đảng và Chính phủ khi cần phải thống nhất quan điểm số thể chế, và đo lường kinh tế của từng địa phương, vấn đề hạ tầng số, an ninh mạng, nhân lực số. Cần thống nhất quan điểm số thể chế, và đo lường kinh tế của từng địa phương, vấn đề hạ tầng số, an ninh mạng, nhân lực số. Luận cứ lý thuyết hình thái kinh tế,  luận cứ thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển kinh tế số.”

tài xỉu online

GS.TS. Nguyễn Đông Phong phát biểu

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và mang lại nhiều giá trị nghiên cứu cho sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Hội Thảo "Luận cứ phát triển Kinh Tế Số" mang theo ý nghĩa quan trọng và đa chiều đối với cộng đồng kinh doanh, doanh nghiệp, và nhà nghiên cứu. Từ đó giúp xác định những xu hướng quan trọng và định hình chiến lược phát triển kinh tế số cho doanh nghiệp và cả nước. Bên cạnh đó, khả năng tạo ra những luận cứ chặt chẽ nêu trên sẽ hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định của Đảng và Chính phủ với những chiến lược chính xác, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với phát triển kinh tế số. Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh quốc gia đặt ra mục tiêu phát triển nền kinh tế số mạnh mẽ và bền vững trong thập kỷ tới.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

Tin, bài: Viện Nghiên cứu Kinh doanh

Chia sẻ