Chương trình trao đổi, giao lưu giữa Trường Kinh doanh UEH và Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây bắc Thụy Sĩ (FHNW)

25 tháng 04 năm 2023

Vào ngày 10/4/2023, Trường Kinh doanh UEH (COB)và Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây bắc Thụy Sĩ (FHNW) đã tổ chức chương trình trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa trong khuôn khổ Dự án Khám phá ASEAN nhằm cung cấp cho các tài năng trẻ cơ hội tuyệt vời để tiếp cận thị trường và thiết lập một mạng lưới chuyên nghiệp ở Đông Nam Á.

Tham dự chương trình, về phía UEH có sự tham gia của: TS. Đinh Công Khải - Phó Hiệu trưởng UEH, PGS.TS. Bùi Thanh Tráng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Kinh doanh UEH, TS. Phạm Dương Phương Thảo - Phó Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, TS. Nguyễn Tấn Trung - Trưởng phòng Tổng hợp COB, TS. Hoàng Cửu Long - Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing và các giảng viên khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing.

Về phía Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây bắc Thụy Sĩ (FHNW) có sự tham dự của: TS. Teresa L. Freiburghaus - Trưởng phòng Nghiên cứu Đông Nam Á - Giám sát dự án exploreASEAN, Bà Aysel Ocak, Ông Bela Ackermann và đoàn sinh viên thuộc dự án exploreASEAN.

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

Toàn cảnh sự kiện

Mở đầu chương trình, ThS. Hoàng Thu Hằng - giảng viên khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing đã trao đổi, chia sẻ đến sinh viên COB và FHNW về logistic bền vững. Khái niệm về logistic bền vững không chỉ giới hạn ở việc giảm tác động môi trường, mà còn liên quan đến trách nhiệm kinh tế và xã hội của công ty. Phần trình bày mang đến rất nhiều kiến thức bổ ích, góc nhìn đa chiều về logistics bền vững và có thể đạt được trách nhiệm xã hội của công ty cũng như nâng cao quy trình tổng thể.

Sự phát triển kinh tế và công nghệ, cùng tình hình chính trị hiện tại đang thay đổi cơ bản thị trường năng lượng, do đó con người cần phải quan tâm, tìm hiểu và phát triển năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên được bổ sung với tốc độ cao hơn mức tiêu thụ (Nắng và gió). Việc sử dụng và tạo ra năng lượng tái tạo cũng tạo ra lượng khí thải thấp hơn, ít ô nhiễm hơn tài nguyên không thể tái tạo. Ngoài ra, các quyết định về năng lượng ngày nay ảnh hưởng lớn đến các thế hệ hiện tại và tương lai, vì vậy cần được coi trọng tối đa khi hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức.

tài xỉu online

ThS. Hoàng Thu Hằng - giảng viên khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing chia sẻ

Tiếp nối chương trình, TS. Nguyễn Bá Sơn - giảng viện Viện Công nghệ thông minh và tương tác đã chia sẻ về xu hướng và tình hình phát triển của năng lượng tái tạo tại Việt Nam, những khó khăn trong việc kết nối các nhà máy điện năng lượng tái tạo với hệ thống điện lưới quốc gia, cùng với giải pháp sản xuất hydrogen xanh từ các nhà máy điện gió và điện mặt trời. TS. Nguyễn Bá Sơn cũng chia sẻ nghiên cứu của mình về sản xuất nhiên liệu hydrogen từ nước, ánh sáng mặt trời và xúc tác quang Nano graphene.

tài xỉu online

TS. Nguyễn Bá Sơn - giảng viện Viện Công nghệ thông minh và tương tác chia sẻ

Tiếp theo, sinh viên COB và FHNW đã cùng trao đổi, chia sẻ ý kiến để thúc đẩy, đóng góp cho một tương lai bền vững hơn. Phần thảo luận cũng khép lại một buổi chiều bổ ích cho tất cả các sinh viên, cũng như đánh dấu bước đầu trong việc hợp tác sâu rộng hơn giữa nhà trường với dự án khám phá ASEAN.

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

Khép lại chương trình giao lưu trao đổi, sinh viên COB và FHNW còn được giới thiệu thêm về địa lý, văn hóa Việt Nam và hai loại hình tò he và ông đồ. Với đôi bàn tay khéo léo và tâm huyết, các nghệ nhân tò he đã thổi hồn vào những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với sinh viên.

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

tài xỉu online

Giao lưu, khám phá văn hóa Việt Nam

Chương trình đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần đẩy mạnh quá trình hợp tác quốc tế, kết nối và mở rộng quan hệ. Bên cạnh đó còn mở ra cơ hội trao đổi sinh viên quốc tế, trau dồi kinh nghiệm học tập cũng như giao lưu văn hóa và mở rộng hợp tác giảng dạy, học tập giữa giảng viên và sinh viên của hai trường.

Dự án "Khám phá ASEAN" (exploreASEAN) của Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây bắc Thụy Sĩ (FHNW) được khởi động từ năm 2001 với sứ mệnh "Xây dựng cầu nối với Đông Nam Á" và "Bắc nhịp cầu cho các tài năng trẻ” với mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức về các nền kinh tế ASEAN, giúp tiếp cận thị trường, thiết lập mạng lưới doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế giữa Thụy Sĩ và các nước ASEAN.

tài xỉu online

Tin, ảnh: Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing, Phòng Tổng hợp COB

 

Chia sẻ