The Basics of B2B #4 - Chiến lược Marketing tổng lực 4P cho doanh nghiệp

07 tháng 04 năm 2021

Đây là bài thứ 04 trong loạt bài viết chủ đề The Basics of B2B do Brands Vietnam hợp tác thực hiện cùng TS. Đinh Tiên Minh, Trưởng Bộ môn Marketing, Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing của Trường tài xỉu online Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết xoay quanh những kiến thức căn bản của thế giới B2B. Để từ đó, người đọc có những đúc kết của riêng mình khi muốn dấn thân vào một thị trường nghề nghiệp rộng lớn và phong phú - B2B Marketing.

Để đạt được các mục tiêu về doanh số/thị phần hay bất kỳ mục tiêu kinh doanh nào, marketer trong doanh nghiệp B2B cũng cần phải phối hợp linh hoạt đủ bốn nhóm chiến lược bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Truyền thông xúc tiến. Trong bài viết này, Thầy Minh sẽ chia sẻ về các hoạt động trong việc ấn định và thiết lập chính sách giá, tổ chức hoạt động bán hàng và thiết kế chương trình truyền thông xúc tiến.

* Đầu tiên, Thầy có thể chia sẻ qua tổ hợp Marketing Mix mà các doanh nghiệp B2B đang áp dụng?

Như đã chia sẻ trong bài trước, các công cụ Marketing Mix mà doanh nghiệp B2B đang áp dụng bao hàm đầy đủ bốn nhóm chiến lược: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Truyền thông xúc tiến (Promotion). Bên cạnh đó, hoạt động Bán hàng cá nhân (Personal Selling) trong B2B Marketing cũng khá quan trọng nên được tách hẳn thành chiến lược, dù thường được xem như một phần trong truyền thông. Để đạt hiệu quả tối ưu, tất cả những chiến lược trên cần được thiết kế nhất quán và bổ trợ lẫn nhau thông qua định vị thương hiệu.

Ví dụ một cách đơn giản là khi doanh nghiệp xác định dịch vụ là tiêu chí mà khách hàng mong chờ, thì marketer phải bổ sung các dịch vụ đi kèm trong quá trình phát triển định hướng sản phẩm. Hoặc khi khách hàng quan tâm nhiều đến chi phí thì doanh nghiệp phải xây dựng được một chính sách giá đủ linh hoạt, như chiết khấu và thưởng dựa trên doanh số bán, giải quyết được vấn đề tối thiểu hoá chi phí cho họ để đôi bên đều cảm thấy có lợi. Còn nhắc đến phân phối, marketer cần thiết kế các hệ thống/trung gian bán hàng hướng đến sự thuận tiện trong giao dịch, giúp khách hàng tìm kiếm và mua được sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Cuối cùng, các hoạt động truyền thông quảng cáo và cả nhân viên bán hàng phải biết cách truyền đạt những đặc điểm/đặc tính nổi trội trong định vị mà doanh nghiệp đang theo đuổi, giúp chúng ghim sâu vào tâm trí của nhóm đối tượng mục tiêu.

* Bài trước đã nói qua các nhóm sản phẩm trên thị trường B2B, Thầy có thể chia sẻ thêm về chiến lược giá (Price)?

Đối với chiến lược giá trong doanh nghiệp, marketer thường phụ trách hai nhiệm vụ chính: Đầu tiên là định giá sản phẩm (Setting price), và sau là thiết lập chính sách giá (Pricing policy) để triển khai trong quá trình bán hàng và đàm phán.

Về mặt lý thuyết cũng như thực tế, trước hết doanh nghiệp luôn phải định giá dựa trên chi phí, bằng cách tính tổng số tiền sản xuất rồi cộng thêm mức lợi nhuận mong muốn để ra được giá bán. Đây là phương pháp căn bản và đơn giản nhất nên đã bỏ qua các yếu tố nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh. Do vậy, nhiều marketer thường dùng kết hợp thêm một số phương pháp khác như so sánh giá với đối thủ trực tiếp, qua đó tự điều chỉnh mức giá của bản thân để tăng khả năng bán được hàng. Nhìn chung, xác định được mức giá tối ưu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phương pháp mà cuối cùng phải đáp ứng ba yếu tố sau: Xứng đáng với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra (Company); Phù hợp với tình hình thị trường và cạnh tranh (Competitor); cuối cùng là Khách hàng phải chấp nhận mức giá đó (Customer). Tôi gọi đây là mô hình 3C.

Kết quả của quá trình trên là doanh nghiệp sẽ đề ra được một mức giá cụ thể nào đó, tuy nhiên, tinh thần của người bán là: Không bao giờ nói không với khách hàng. Để làm được điều đó, marketer cần thiết lập được chính sách giá đủ linh hoạt để vừa chiều chuộng những mong muốn của khách, vừa không tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và cạnh tranh được với đối thủ.

Ví dụ nếu công ty định giá sản phẩm là 100 đồng, người bán hàng có thể giới thiệu mức giá tiêu chuẩn này khi vừa gặp gỡ khách hàng. Nhưng sau đó trong quá trình thương thảo, người nhân viên đó sẽ cần được trao quyền đàm phán và quyết định sao cho cả hai bên cùng cảm thấy có lợi, đây là thời điểm mà marketer cần có một chính sách giá đủ linh hoạt. Như trong trường hợp công ty cho phép chiết khấu đến 15%, trước hết người bán có thể đề xuất mức giảm 10% để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Nhưng nếu họ vẫn mong muốn mức chiết khấu cao hơn, người bán có thể đề xuất tăng giá trị đơn hàng hoặc rút ngắn kỳ hạn thanh toán để nâng mức giảm lên 15%. Dễ dàng nhận thấy, một nhân viên bán hàng khôn khéo nếu được trang bị thêm chính sách giá đủ linh hoạt có thể giúp doanh nghiệp chiến thắng được quyết định mua của khách hàng. Lời khuyên của tôi là: Đừng bao giờ cho khách hàng tất cả những gì mình có mà hãy cho từ từ, bạn sẽ có được nhiều hơn là cho một lần trong quá trình đàm phán. Nó có thể xem như là một kỹ năng mềm rất cần thiết trong đàm phán của Sales”.

* Bên cạnh chính sách giá linh hoạt, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi tổ chức đội ngũ bán hàng?

Lực lượng nhân viên bán hàng, đối với doanh nghiệp B2B hay B2C, đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc các kênh phân phối/đại lý và khách hàng. Để tối ưu chi phí, marketer cần tính toán được năng suất và quy mô của đội ngũ này.

tài xỉu online

Marketer cần tính toán được năng suất và quy mô của đội ngũ bán hàng

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định rõ số lượng và các kiểu khách hàng cần phục vụ, ví dụ như bệnh viện hoặc nhà thuốc đối với các công ty dược phẩm. Sau đó, dựa trên năng suất làm việc bình quân, như với tám giờ mỗi ngày thì một nhân viên có thể di chuyển và ghé thăm bao nhiêu điểm bán, marketer có thể ước chừng quy mô đội ngũ bán hàng mà họ cần. Và cuối cùng, doanh nghiệp sẽ phân bổ/tổ chức công việc cho lực lượng này, có nhóm sẽ phụ trách kênh cửa hàng dược và nhóm khác sẽ phụ trách kênh bệnh viện chẳng hạn. Cách làm này sẽ đảm bảo tất cả khách hàng đều được viếng thăm, sau đó chúng ta sẽ gán thêm các KPI cho đội ngũ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như doanh số, doanh thu, số lượng đơn hàng, giá trị đơn hàng...

* Có quan điểm cho rằng hoạt động truyền thông của doanh nghiệp B2B thường hạn chế, Thầy có đồng tình với điều trên?

Hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp B2B cũng bao hàm đa dạng các đầu việc lớn như: Quảng cáo, Khuyến mãi, Bán hàng trực tiếp, Marketing trực tiếp và Quan hệ công chúng... Và tất cả cần được phối hợp linh hoạt với nhau để hoàn thành các mục tiêu của công ty.

Như khi mới tham gia vào thị trường, marketer có thể quảng cáo để khách hàng nhận biết đến sự tồn tại của doanh nghiệp và sản phẩm. Nhưng biết chưa chắc đã mua, vì họ chưa hiểu được lợi ích trong giải pháp mà công ty mang đến hoặc còn mù mờ về mặt kỹ thuật. Đó là lý do marketer cần tổ chức thêm các buổi hội thảo và mời khách hàng đến để chia sẻ.

Dù vậy, hiểu chưa chắc đã tin và mua hàng, doanh nghiệp cần cho họ dùng thử, trải nghiệm hoặc tham khảo các dự án quá khứ của mình kết hợp với hoạt động chiêu thị để kích thích quyết định mua. Và cuối cùng, để khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty, doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình khách hàng thân thiết hay chăm sóc khách hàng tốt. Có mối quan hệ thì dễ hơn giữ mối quan hệ cho những cơ hội kinh doanh sau này.

Tóm lại, doanh nghiệp B2B cũng cần phối hợp nhiều công cụ truyền thông khác nhau để chuyển hoá các trạng thái của khách hàng: Từ không biết đến biết, biết rồi phải hiểu, rồi sau đó tin tưởng và mua hàng, cuối cùng là duy trì được lòng trung thành của họ (biết - hiểu - tin - mua - mua tiếp).

* Được biết quy trình mua hàng của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều bên khác nhau, theo Thầy một chiến lược truyền thông nên nhắm đến đối tượng nào?

Điều này tùy thuộc vào mục tiêu của công ty khi thực hiện các hoạt động truyền thông.

Trong trường hợp vừa ra mắt sản phẩm mới và cần tăng độ nhận biết càng rộng càng tốt, marketer có thể mua vị trí quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành hay tham gia triển lãm chuyên biệt, khi đó chúng ta không chủ đích nhắm vào đối tượng cụ thể nào cả. Nhưng nếu muốn khách hàng hiểu về sản phẩm, marketer sẽ cần tổ chức hội thảo và có thể mời những cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp khách hàng, người đóng vai trò như một influencer tác động vào quy trình mua hàng như bài trước tôi đã đề cập.

Như vậy, tùy theo mục tiêu, mà chúng ta cần xác định đối tượng và thiết kế chương trình truyền thông phù hợp để cuối cùng giúp tăng doanh thu và thị phần cho công ty.

* Thầy còn điều gì muốn nhắn nhủ với những bạn đang theo dõi chuyên mục này?

Đến thời điểm này, tôi đã chia sẻ những nội dung mang tính vừa phối hợp lý thuyết kết hợp với thực tiễn của bản thân. Với mong muốn đào sâu hơn và mở ra góc nhìn cận cảnh về công việc B2B Marketing ngoài thị trường, trong những bài tiếp theo, tôi sẽ trao đổi cùng các anh chị làm việc trong một số lĩnh vực B2B như: Dịch vụ ngoại hối trong ngân hàng, sản phẩm phân bón hữu cơ và nhựa hoá dẻo.

Hy vọng, độc giả sẽ nhìn nhận rõ ràng hơn về thị trường công việc ngoài kia, không còn gói gọn suy nghĩ của bản thân trong các ngành hàng B2B nữa. Còn nhiều sản phẩm và doanh nghiệp mà chúng ta ít được tiếp xúc, nhưng không đồng nghĩa là cơ hội việc làm tại đó không rộng mở.

* Cảm ơn những chia sẻ của Thầy.

Nguồn:

 

Chia sẻ